Văn Khấn Đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà

Văn Khấn Đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà | Thủ Tục Đón Bé Về Nhà

0 Comments

Dân gian thường nói câu: “Con cái là lộc trời cho” để thể hiện sự quý báu, thiêng thiêng và quý trọng. Việc chuẩn bị văn khấn đón trẻ sơ sinh về nhà cũng cần chuẩn bị bài bản và chỉnh chu để thông báo với tổ tiên, ông bà cũng như cầu bình an cho con cái.

Bạn đang xem Văn Khấn Đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà | Thủ Tục Đón Bé Về Nhà trong chuyên mục Nghi Thức của Đạo Phật 247

Hãy cùng Đạo Phật 247 tìm hiểu ý nghĩa của văn khấn nhé.

Vì sao thủ tục đón trẻ sơ sinh từ viện về nhà lại cần thiết?

Phong tục đón bé từ việc về nhà là phong tục được thế hệ ông bà truyền lại. Dưới đây là một số lý do chính của phong tục này.

Giúp bé khỏe mạnh và bình an 

Trong 9 tháng 10 ngày, trẻ em được mẹ bảo vệ, bao bọc ở trong bụng, song khi được chào đời, trẻ phải đối mặt với môi trường mới. Cụ thể là trẻ sẽ bị tác động bởi những năng lượng tiêu cực theo quan niệm dân gian và tâm linh.

Vì vậy, việc sử dụng văn khấn đón trẻ sơ sinh về nhà giúp tạo niềm tin cho gia đình, trẻ sẽ trở nên khỏe mạnh, ngoan ngoãn và dễ nuôi.

Văn Khấn Đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà
Văn Khấn Đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà

Thông báo cho tổ tiên, ông bà 

Thủ tục đón bé từ viện về nhà cũng là cách để thông báo cho tổ tiên về sự có mặt của thành viên mới. Đồng thời, mong muốn ông bà phù hộ, giúp đỡ cho bé mạnh khỏe, thuận lợi và may mắn.

Xem thêm:  Nghi Thức Vu Lan: Lời Kinh Vu Lan Báo Hiếu | Tiếng Việt Chữ To

Thông thường, một đứa trẻ chào đời sẽ trải qua nhiều nghi lễ: Đầy cử (gái 9 ngày, trai 7 ngày), đầy tháng, thôi nôi, cúng căn.

Văn khấn đón trẻ sơ sinh về nhà

Mỗi gia đình sẽ có cách đón trẻ khác nhau, điều quan trọng là phải tham khảo những người lớn có kinh nghiệm để có bài khấn phù hợp nhất. Đạo Phật 247 đã tổng hợp văn khấn dưới đây để gia đình có thể tham khảo.

Con nam mô ɑ di Đà Phật!

Con nɑm mô a di Đà PҺật!

Con nam мô a di Đà Phật! (3 lạy)

– Con lạy cҺín phương Trờι, мườι phương Chư PҺật, Chư Phật mười pҺương

– Con lạy quan thần linh số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố…

Con lạy gia tiên nội ngoại Ƅà cô ông mãnh họ … (họ gì thì khấn lên)

Tên con là…

Vợ chồng con sinҺ con trɑi/gái

Ngày mai là ngày Ɩành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, Ɩà ngày … tháng… năm…

Con đón cháu ở bệnh viện…(khấn tên bệnh ʋiện) về số nҺà … đường… pҺố…. Phường…. quận…. thànҺ ρhố…

Nay con thành tâm thắρ nén hương xin gia tιên nội ngoài bà cô ông mãnh họ… phù hộ độ trì cho con giá/trai 3 tháng biết lẫy, 6 tháng biết bò, Һay ăn chóng lớn, lớn lên chăm ngoan học giỏi vần lời ông Ƅà và bố мẹ.

Con là ngườι trần mắt thịt, con ăn cҺưa sạch, bạch chưɑ thông còn nhiều lầм lỗι xιn gia tιên nội ngoài và bà cô ông мãnh xá ú xá mế, xá lầm lỗi cho con, mở được cho con lội, mở Ɩối cho con đι. Độ cho gia đình của con được tâм cầᴜ sở nguyện, như ý sở cầu.

Xem thêm:  Đăng Ký Quy Y Tam Bảo Ở Đâu? Nghi Thức Quy Y Tam Bảo

Con nam mô ɑ di Đà Phật!

Con nam mô a di Đà Phật!

Con nam mô ɑ di Đà Phật! (3 Ɩạy)

Những lưu ý khi đón trẻ sơ sinh về nhà 

Để trẻ bình an, ăn nhanh chóng lớn, bạn cần lưu ý một vài điểm sau.

Người đọc văn khấn là người có tâm thành kính

Thông thường, người đọc văn khấn sẽ là người thân trong gia đình như ba mẹ hoặc chồng. Lúc khấn không nên khấn to để mọi người xung quanh nghe mà chỉ cần khấn vừa đủ cho chính mình. Đặc biệt, bạn cần thành tâm và chân thành nhất.

Nhờ người mát tay đón trẻ về nhà 

Người xưa quan niệm rằng việc để người “nhẹ vía” đón bé từ viện về nhà thật sự rất quan trọng. Họ phải là người nhanh nhẹn, tháo vát, thông minh, cuộc sống hiện tại sung túc. Điều này đảm bảo rằng trẻ sẽ dễ dàng thích nghi với môi trường mới, tạo điều kiện cho trẻ lớn lên khỏe mạnh và thông minh.

Bước qua đống lửa nhỏ để đón trẻ về nhà 

Trong văn hóa Á Đông, lửa có khả năng xua đuổi ma quỷ, thanh tẩy điều xấu. Phong tục này được tin là giúp trẻ thoát khỏi sự đeo bám của những ảnh hưởng xấu xa.

Quá trình này được thực hiện bằng cách đốt chổi mới kèm theo theo là vàng mã và muối. Khi lửa đã giảm nhỏ, mẹ sẽ bế bé bước qua, bước lại trước khi vào nhà. Nếu là bé trai, mẹ sẽ bước 7 bước, ngược lại, mẹ sẽ bước 9 bước đối với bé gái. Việc này cần phải cận thận để đảm bảo rằng mẹ và em bé sơ sinh không bị bỏng khi thực hiện quy trình.

Kiêng khen trẻ

Theo quan niệm tâm linh, việc khen trẻ sơ xinh được xem là “lời quở” và khiến điều đó trở thành ngược lại. Vì vậy, người nhà chú ý không nên khen bé đẹp, dễ thương, mập mạp hay ngoan ngoãn.

Xem thêm:  Bài Cúng Thí Thực Cô Hồn: Nghi Thức Và Cách Tiến Hành

Đây sẽ là một biện pháp để bảo vệ và tránh sự ý của người âm, khiến bé có sức khỏe yếu và quậy phá. Thay vào đó, mọi người nên giữ lời nói ở mức bình thường, tránh những từ miêu tả trạng thái cơ thể hoặc ngoại hình.

Treo tỏi ở đầu giường để bé ngủ ngon 

Tỏi được quan niệm là trừ ma quỷ. Song, người ta thường sử dụng tỏi ở đầu giường để không bị ma quỷ làm phiền, khiến bé có giấc ngủ ngon và sâu.

Văn Khấn Đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà
Văn Khấn Đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà

Đánh dấu son cho trẻ sơ sinh

Khi được in dấu ấn của Phật, người ta tin rằng đây sẽ là cách tăng cường sự sáng dạ của bé. Đặc biệt hơn là tránh khỏi sự quấy nhiễu của ma quỷ.

Quy trình xin dấu son rất đơn giản: Đặt dấu son của chùa lên miếng vải, sau đó may thành áo hoặc món đồ mà bé hay sử dụng. Thông thường, sản phẩm này sẽ được gìn giữ cẩn thận và giặt phơi riêng biệt.

Lời kết

Văn khấn đón trẻ sơ sinh về nhà đã được chúng tôi triển khai chi tiết thông qua blog này. Hy vọng với những thông tin cũng như chia sẻ thú vị này, giúp bạn và gia đình có thể áp dụng nhằm đảm sức khỏe và cầu may cho em bé.

Related Posts